5 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH DỆT MAY
Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đặt mục tiêu đưa dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước,nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Chương trình tiết kiệm năng lượng, nâng cao công suất đang trở thành bài toán cần giải quyết ngay cho ngành dệt may
TỔNG QUAN
-Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đặt mục tiêu đưa dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước,nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Hơn thế, ngành dệt may cần đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
-Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn của ngành Dệt may là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị công nghệ lac hậu,… dẫn đến chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp chưa nhiều.
-Vì vậy, để giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp nghiệp dệt may trong nước đang nỗ lực đổi mới công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong đó, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là dể thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực.
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
1.CHIẾU SÁNG:
-Chiếu sáng là hệ thống quan trọng và tiêu thụ điện nhiều nhất đối với các công ty may.
-Bố trí nhà xưởng, văn phòng làm việc sao cho tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên là rất cần thiết.
-Sử dụng đèn hiệu suất cao như: led, compact, huỳnh quang T5 hoặc T8 kết hợp với ballast điện tử và choá phản quang.
-Lắp công tắc riêng cho từng đèn hoặc từng khu vực để có thể chủ động tắt khi cần thiết (đủ sáng hay ngừng việc). Ngoài ra cần giảm bớt chiếu sáng chung, kết hợp với chiếu sáng cục bộ tại mỗi máy may.
2.MÁY MAY:
-Chọn động cơ có công suất phù hợp
-Đầu tư thay thế máy may cơ bằng máy may điện tử để tiết kiệm điện đặc biệt là nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
-Lắp đặt các bộ tiết kiệm điện cho máy máy 3S ( Systech sewsaver) giảm công suất động cơ lúc hoạt động không tải để tiết kiệm điện.
3.HỆ THỐNG LÒ HƠI:
-Sử dụng lò hơi hiệu suất cao; chọn công suất lò hợp lý để tránh lò hoạt động non tải
-Bố trí mạng lưới phân phối hơi hợp lý, chú ý vấn đề bảo ôn đường ống dẫn hơi và khắc phục các rò rĩ để giảm tổn thất.
-Nước ngưng có thể được thu hồi để làm nước cấp cho lò hơi
-Nhiệt khí thải lò hơi có thể tận dụng để gia nhiệt cho nước cấp
-Nghiên cứu để chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho lò hơi từ dầu FO sang một loại nhiên liệu khác (củi trấu, củi…)
4.ĐỘNG CƠ:
-Sử dụng động cơ có công suất phù hợp cho từng thiết bị trên dây chuyển sản xuất.
-Lắp Biến tần, Powerboss cho các động cơ hoạt động trong tình trạng non tải hay tải thường xuyên thay đổi.
5.HỆ THỐNG ĐIỀU KHÔNG:
Sử dụng hệ thống làm mát bằng hơi nước mang lại nhiều lợi ích:
– Chi phí đầu tư và vận hành thấp: Chi phí đầu tư bằng 30%, tiêu thụ điện năng bằng 10% so với hệ thống điều hoà không khí truyền thống.
– Hiệu quả cao: Không khí khi qua máy được lọc sạch, giảm nhiệt độ, hàm lượng ôxy tăng đồng thời được bù ẩm, tạo môi trường làm việc lý tưởng giúp tăng năng suất lao động và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.