Đèn Led AMBEE, giải pháp chiếu sáng nhà xưởng, công nghiệp. Gọi 0909.780.108 để nhận tư vấn miễn phí. Chuyên Gia Giải Đáp Các Câu Hỏi Về Việc Sử Dụng Đèn Cực Tím
  • flag
  • flag

Chuyên Gia Giải Đáp Các Câu Hỏi Về Việc Sử Dụng Đèn Cực Tím

Việc ứng  dụng sản phẩm đèn diệt khuẩn không khí hay còn gọi là đèn cực tím vào việc bảo vệ, phòng tránh vi khuẩn, virus trong môi trường không khí đang dần trở nên phổ biến và cần thiết, nhất là trong thời điểm cao trào của dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Xung quanh việc ứng dụng sẽ có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc về loại đèn này, hôm nay AMBEE xin tổng hợp và trả lời tất cả những câu hỏi về loại đèn cực tím này.

1. Cho em hỏi người nhà em vào phòng bệnh viện đang bật đèn diệt khuẩn cao tầm 3m nhưng không biết nên ở trong phòng tầm 30 phút mới tắt. Vậy có nguy hiểm không và có ảnh hưởng gì không ạ?

Trả lời: Một số bệnh viện lắp đèn cực tím trong buồng bệnh nhưng lắp cao 2.5-3m và cho tia chiếu ngang chứ không phải chiếu xuống dưới nên không ảnh hưởng gì tới người ở trong phòng. Trường hợp nếu lắp đèn theo hướng chiếu xuống dưới và khoảng cách gần 1-2m với người tiếp xúc thì sẽ bị ảnh hưởng về da hay mắt tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc.

2. Cho hỏi tia UV gồm ba loại UVA, UVB, UVC, trong đó tia UVC được dùng để khử khuẩn vì nó có bước sóng ngắn, vậy bước sóng ngắn này có đi xuyên qua vật liệu hay không? Nếu có thì vật liệu nào hoặc phương pháp nào có thể cản được tia UVC này?

Trả lời: Tia UVC có bước sóng ngắn nên không đi xa được và khả năng xuyên thấu rất yếu.

3. Em dùng đèn cực tím dài 1.2m chiếu vào các khu vực có thực phẩm như trứng, thịt, cá, rau củ quả và gạo… thì có ảnh hưởng đến chất lượng không, nếu loại nào chiếu được thì giới hạn thời gian chiếu là bao lâu?

Trả lời: Đèn cực tím 1.2m không ảnh hưởng đến thực phẩm, thuốc men.

4. Đèn cực tím chiếu trong thời gian bao lâu thì tắt?

Trả lời: Mỗi loại đèn cực tím có một công suất và cách sử dụng cũng như thời gian chiếu sáng khác nhau để vô hiệu hóa vi khuẩn, nấm mốc hay virus. Do đó bạn cần xem hướng dẫn sử dụng của mỗi loại đèn nhé!

5. Đèn cực tím có tạo ra nhiệt trên bề mặt sản phẩm không ạ? Ví dụ lá cây tươi, giấy khô…

Trả lời: Đèn cực tím không tạo ra nhiệt trên bề mặt sản phẩm hay vật dụng được chiếu sáng.

6. Tia cực tím có xuyên qua kính hoặc mica trong cửa tủ hay cửa phòng bệnh không?

Trả lời: Tia cực tím KHÔNG xuyên qua kính hoặc mica

7. Việc dùng đèn cực tím có chống chỉ định với nhà thuốc, kho thuốc không?

Trả lời: Tia cực tím có thể khử khuẩn không khí, bề mặt nên bạn có thể sử dụng ở đâu cũng được. Chỉ lưu ý là không để tia tiếp xúc với người vì có thể gây tác dụng không mong muốn.

8. Phòng làm việc có chiếu đèn huỳnh quang cực tím khoảng 2 tiếng và được tắt trước khi điều dưỡng vào phòng thì có hại không ạ?

Trả lời: Không có hại gì cả. Tuy nhiên để bề mặt phòng sạch khuẩn thì tốt nhất lau ẩm 2 lần/ngày.

9. Đèn cực tím có nên lắp trong tủ quần áo để khử khuẩn.

Trả lời: lắp được, nhưng nếu dùng đèn cực tím có công suất quá lớn sẽ gây phai màu quần áo, chỉ nên sử dụng công suất vừa đủ. Lưu ý nên đóng cửa tủ quần áo khi đèn hoạt động.

10. Hiện nay dịch bệnh Corona đang lan truyền nhanh mà chưa có thuốc chữa. Bệnh cũng lây nhiễm qua đồ dùng có virus, vậy những đồ dùng không thể rửa xà phòng được như điện thoại, tiền… thì mình có thể dùng đèn cực tím để diệt virus được không?

Trả lời: Được. Tiền hoặc điện thoại… không xử lý bằng nước khử khuẩn được thì dùng đèn UV diệt khuẩn không khí loại công suất tầm 5w là diệt đến 99% virus bạn nhé!

11. Con em bị viêm da cơ địa đi xét nghiệm kết luận dương tính với mạt. Nay em muốn mua đèn UV diệt khuẩn không khí về thì có tiêu diệt được mạt nhà không ạ?

Trả lời: Không có loại đèn diệt mạt bạn nhé! Bạn liên hệ các chuyên gia côn trùng để có thêm thông tin xử lý.

Nguồn: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện Bạch Mai