Đèn Led AMBEE, giải pháp chiếu sáng nhà xưởng, công nghiệp. Gọi 0909.780.108 để nhận tư vấn miễn phí. Dán Nhãn Năng Lượng Đèn LED, Nên Bắt Đầu Từ Tuyên Truyền
  • flag
  • flag

Dán Nhãn Năng Lượng Đèn LED, Nên Bắt Đầu Từ Tuyên Truyền

Triển khai nội dung“Chương trình chứng nhận và dán nhãn năng lượng cho đèn LED”, Dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở Việt Nam” (Dự án LED), do Trung tâm Phát triển công nghệ cao (HTD), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã mời các chuyên gia quốc tế và trong nước tham gia tư vấn nội dung, xây dựng quy trình thực hiện kế hoạch, tham gia, hướng dẫn, đào tạo cho các học viên của ngành chiếu sáng Việt Nam. Ông My Ton, một chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, cùng một số chuyên gia trong nước đã chia sẻ với phóng viên và bạn đọc một số kinh nghiệm và giải pháp, cách làm về dán nhãn năng lượng (DNNL) của một số nước. 

Phóng viên: Thưa ông! với tư cách là chuyên gia quốc tế của Dự án LED, ông có thể cho bạn đọc biết việc DNNL hiệu quả và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm chiếu sáng LED sẽ mang lại lợi ích gì? 


Tiến sỹ MyTon: Theo tôi, việc Chính Phủ Việt Nam cho khởi động Chương trình DNNL và các ứng dụng hiệu quả năng lượng tối thiểu từ tháng 7 năm 2013, với mục tiêu phấn đấu tới năm 2030, tiết kiệm được 10 nghìn tỷ đồng (khoảng 480 triệu USD) từ tiền tiết kiệm tích lũy năng lượng; giảm phát thải 34 triệu tấn khí carbon dioxide/ năm, cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của Việt Nam trong việc cam kết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường khí hậu. Việc DNNL cho đèn LED sẽ góp phần tích cực, giúp Việt Nam hoàn thành được mục tiêu đề ra trên. 
Như chúng ta thấy, công nghệ chiếu sáng LED đang phát triển thay thế các nguồn sáng cũ và trở thành nguồn chiếu sáng cơ bản, chính của thế kỷ 21. Việc DNNL cho đèn LED đã được nhiều quốc gia tiến hành và trở thành điều kiện bắt buộc khi lưu hành sản phẩm đèn LED trên thị trường. Thực tế kết quả việc DNNL ở các quốc gia cho thấy, viêc này đã tác động lớn đến xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Thứ nhất, nó giúp cho công tác quản lý ngăn chặn, không cho các sản phẩm, ứng dụng kém hiệu quả vào thị trường; Tiết kiệm được chi phí điện năng và đầu tư cho doanh nghiệp, người tiêu dùng; Điều tiết cân bằng về năng lực, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng chung cho mọi tầng lớp xã hội, giảm nhu cầu cao điểm, thúc đẩy sản xuất. Thứ hai, thông qua chính sách này sẽ giúp, tạo dựng một thị trường công bằng trong việc chọn lọc, phân loại những sản phẩm chiếu sáng có hiệu suất năng lượng cao hơn, chất lượng ánh sáng hợp lý và có tuổi thọ tốt; Đồng thời từ nguồn tài chính tiết kiệm được qua việc DNNL sẽ giúp Chính phủ có thể trì hoãn hoặc chuyển đổi đầu tư vào nhà máy phát điện sang các nhu cầu khác có nhu cầu khác cấp bách hơn. Thứ ba, qua việc DNNL giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định mua sắm với thông tin đầy đủ, dựa trên hiệu suất năng lượng của một ứng dụng hoặc sản phẩm. Thứ tư, Làm thay đổi nhận thức của người sử dụng về hiệu quả đầu tư khi khai thác sử dụng nguồn năng lượng lâu dài, chứ không phải chỉ dừng lại ở giá mua; đồng thời tạo nhu cầu về các phương án hiệu quả năng lượng hơn và làm giảm hoặc loại bỏ các sản phẩm kém hiệu quả nhất trên thị trường. Với Việt Nam, quốc gia đang phát triển, tăng trưởng nhanh về nhu cầu năng lượng, công nghiệp chiếu sáng LED mới bắt đầu nên ngoài những tác dụng đã nêu trên, cùng với quan tâm của Chính phủ trong việc DNNL,Việt Nam có lợi thế làm bài bản, hiệu quả ngay từ ban đầu.

PV: Việc chứng nhận và DNNL hiệu quả cho đèn LED thường gặp trở ngại gì, thưa ông? 
Tiến sỹ MyTon: Do công nghệ đèn LED hiện đại, phát triển nhanh, tập trung chủ yếu ở các nước công nghiệp tiên tiến, Các phương pháp, công cụ và ngôn ngữ mô tả hiệu suất chiếu sáng của các nguồn sáng truyền thống không phù hợp với việc đo, báo cáo hiệu suất và các đặc điểm của LED, việc hoàn chỉnh, thống nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa được đồng bộ giữa các quốc gia với nhau. Trong khi đó để xây dựng các chính sách về sử dụng năng lượng TK&HQ, các chương trình DNNL và chứng nhận hiệu quả năng lượng (HQNL) cho các sản phẩm chiếu sáng LED, các cơ quan quản lý đều phải dựa vào hệ thống các tiêu chuẩn đang hiện có để đưa ra yêu cầu của mình. Việc chứng nhận và DNNL hiệu quả cho đèn LED đang đặt ra một thách thức cho ngành chiếu sáng, cộng đồng khoa học, và các nhà quản lý. Đây đang là một thách thức không nhỏ cho Chính phủ của các quốc gia trong đó có Việt Nam trong việc ban hành các chính sách Chứng nhận và Dán nhãn hiệu quả năng lượng cho đèn chiếu sáng LED. Bên cạnh đó là thiếu các giải pháp đồng bộ, phối hợp giữa nhận thức xã hội với cơ chế, chính sách giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người sử dụng,… cũng là những trở ngại khi các quốc gia khi ban hành chính sách về chứng nhận và DNNL cho đèn LED.

PV: Là người đã tham gia nhiều Dự án về DNNL của nhiều quốc gia, Ông có thể chia sẻ những cách làm của các nước với Việt Nam! 
Tiến sỹ My Tôn: Để xây dựng vận hành việc Chứng nhận DNNL cho các sản phẩm đèn LED, hầu hết các chính sách chiếu sáng hiệu quả năng lượng của các quốc gia đều ưu tiên cho các sản phẩm DNNL và được thông qua các Tổ chức của từng quốc gia hoặc liên quốc gia để xây dựng, quản lý, vận hành. Đã có rất nhiều tiêu chuẩn HQNL và DNNL dành cho bộ đèn chiếu sáng và chiếu sáng dịch vụ chung (GSL),yêu cầu về các phép đo sử dụng những tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên nền tảng và phương pháp của UBQT(CIE), Hiệp hội Kỹ thuật chiếu sáng Bắc Mỹ (IESNA hoặc IES), ví dụ Ngôi sao năng lượng US EPA (Xác nhận ), Nhãn năng lượng Trung Quốc, Nhãn Thái Lan số 5(xác nhận), Nhãn ngôi sao Ấn Độ (Bắt buộc).
Khi tham gia DNNL, các sản phẩm đèn LED phải thỏa mãn các yêu cầu chung và một số yêu cầu, quy định riêng cho từng khu vực: Về hiệu suất phải đạt tương tự, hoặc tốt hơn các sản phẩm CFL đối với đèn đa hướng, hoặc một đèn huỳnh quang T8 chấn lưu điện tử; Về tuổi thọ phải cao hơn so với các sản phẩm dự định thay thế; Về ánh sáng phát ra, chất lượng và sự phân bố mật độ ánh sáng tương tự các sản phẩm dự định thay thế; Và phải an toàn khi sử dụng. Ví dụ như đối với yêu cầu tuổi thọ: Nhãn năng lượng Trung Quốc có yêu cầu tuổi thọ >25,000 giờ; Với EU lại yêu cầu quy định theo Hệ số tồn tại của đèn ở mức 6,000 giờ phải >0,90; Phụ lục IEA4 E SSSL Annex yêu cầu tuổi thọ loại 1 là 15,000 giờ, loại 2 là 20,000 giờ; Còn Thái Lan và Ngôi sao năng lượng Mỹ lại yêu cầu 15,000 giờ.
Để tăng cường hiệu quả của công tác Chứng nhận và DNNL cho sản phẩm đèn LED, các quốc gia đang cải tiến cách quản lý, kiểm tra, giám sát, loại trừ theo hướng đơn giản, tự giác để giảm chi phí kiểm tra và mã hóa các thông tin về sản phẩm, nhà cung cấp. Ngôi sao năng lượng đang chuyển dần sang cách tiếp cận của chương trình nhằm giảm thiểu chi phí kiểm tra tuân thủ và chứng nhận, bằng cách: Tất cả các sản phẩm Ngôi sao năng lượng phải được bên thứ ba chứng nhận. Các sản phẩm phải được kiểm tra trong phòng thí nghiệm và được một cơ quan chứng nhận mà EPA công nhận trước khi có thể mang nhãn. Những sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu của Ngôi sao năng lượng khi kiểm tra phát hiện sẽ phải tuân thủ quy trình loại trừ của EPA. Còn ở Đan Mạch, Châu Âu, quốc gia này sử dụng việc kiểm tra tài liệu là chính, nhằm giảm chi phí, thời gian thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Trong trường hợp tài liệu không rõ ràng là không tuân thủ, các sản phẩm LED DNNL lập tức bị xử lý ngay, mà không cần phải kiểm tra, không cần bất kỳ thử nghiệm vật lý nào. Đối với Trung Quốc và Ấn Độ thì Nhãn năng lượng QR trên sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận thông tin sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà cung cấp tham gia và tuân thủ các điều kiện, yêu cầu của chương trình chứng nhận và DNNL cho sản phẩm đèn LED.

PV. Vậy theo ông, từ kinh nghiệm trên, Việt Nam nên chú trọng việc gì và bắt đầu từ đâu?
Tiến sỹ MayTôn: Kinh nghiệm từ Malaysia cho thấy, khi chuyển từ đèn sợi đốt sang sử dụng đại trà đèn compact, Chính phủ đã tổng hợp, đồng bộ các giải pháp từ vận động tuyên truyền lên tục, thường xuyên trên các kênh thông tin và thương mại, đến các chính sách hỗ trợ, thay thế (như cấp không, đổi bóng đèn sợi đốt lấy đèn compact cho người dân,….). Có chính sách cưỡng chế, tiêu hủy, xử phạt với những hàng giả, nhái, hàng kém chất lượng, xử phạt những nhà cung cấp không tuân thủ các quy định về công bố, DNNL. Song song với các giải pháp trên là các thể chế, chính sách được điều chỉnh, khởi động kịp thời, nhằm ngăn chặn những phát sinh tiêu cực, nhờ vậy khi chuyển từ đèn compact, huỳnh quang sang đèn LED, Malaysia đã nhanh chóng thực hiện việc triển khai Chứng nhận và DNNL cho sản phẩm đèn LED. 
Qua tìm hiểu, nghiên cứu việc DNNL hiệu quả và cấp giấy chứng nhận sản phẩm LED của các nướcTrung Quốc, Thái Lan, Malaysia, EU và Mỹ và tìm hiểu thực tế ở Việt Nam, Tôi cho rằng, việc Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017, xây dựng lộ trình DNNL đèn LED của Việt Nam theo hai giai đoạn: giai đoạn I – dán nhãn tự nguyện từ tháng 01 năm 2018 đến 31 tháng 12 năm 2019 và giai đoạn II từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, dán nhãn bắt buộc là phù hợp với cách làm của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, thị trường LED Việt Nam đang còn mới mẻ, nên đang thu hút nhiều các loại sản phẩm LED đến từ nhiều quốc gia và từ những nhà cung cấp trong nước với chất lượng, chủng loại khác nhau. Hàng giả, kém chất lượng bày bán tràn lan, nên rất khó cho những sản phẩm LED chính hãng tham gia vào được, điều này rất khó khăn cho nhà quản lý và người tiêu dùng Việt Nam sẽ bị xâm hại, thiệt thòi. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam ngoài các công tác trên, cần chú trọng sâu, rộng bắt đầu từ công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng.
PV: Xin cám ơn ông!

Nguồn: anhsangvacuocsong.vn