Nhiệt Độ Màu (K) Của Ánh Sáng – Bạn Hiểu Về Nó Như Thế Nào?
Nhiệt độ màu là một khái niệm được rút ra từ định luật bức xạ của Planck Chúng ta đều biết rằng một vật khi nóng thì nó sẽ phát sáng, quang phổ liên tục mà nó phát ra phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, vì thế khi quan sát quang phổ của một vật nóng chúng ta có thể ước lượng được nhiệt độ của nó. Khi quan sát bức xạ của một vật đen tuyệt đối Planck đã phát hiện ra rằng ở một nhiệt độ T nhất định thì vật sẽ phát ra một quang phổ liên tục với cường độ sáng thay đổi theo tần số. Tần số ánh sáng được phát xạ mạnh nhất phụ thuộc vào nhiệt độ tuyệt đối của vật. (ví dụ một vật nếu có nhiệt độ là 1500K (khoảng hơn 1200 °C) thì sẽ phát ra ánh sáng có màu cam là mạnh nhất, vật có nhiệt độ là 3000K thì phát ra ánh sáng vàng mạnh nhất).
Bước sóng của các màu cơ bản:
Thông thường ở nhiệt độ càng cao thì bức xạ mạnh nhất mà vật phát ra có bước sóng càng ngắn (thiên về màu xanh hoặc tím). Trong điều kiện chụp dưới ánh sáng thiên về màu nào thì ảnh thường bị ám màu đó (ví dụ ảnh chụp dưới ánh đèn tròn thì bị ám vàng, vì dây tóc bóng đèn làm bằng tunsten (wolfram) có nhiệt độ khi cháy sáng là 3200K). Vì lý do này, người ta dùng khái niệm nhiệt độ màu để chỉ bức xạ (ánh sáng) mạnh nhất được phát ra trong một điều kiện chiếu sáng nào đó. Chúng ta cần lưu ý rằng những vật có nhiệt độ cao thường phát ra bức xạ mạnh nhất ở màu xanh (trong nhiếp ảnh gọi là màu lạnh) ngược lại những vật có nhiệt độ thấp hơn lại phát ra bức xạ thiên về vàng hoặc cam (trong nhiếp ảnh gọi là màu nóng).
Sau đây là bảng nhiệt độ màu với một số nguồn sáng khác nhau:
- 1000K Ánh nến, đèn dầu.
- 2000K Rạng đông (sớm hơn Bình minh), đèn Wolfram.
- 2500K Bóng đèn sợi đốt.
- 3000K Ánh đèn trong phòng rửa ảnh.
- 4000K Đèn huỳnh quang.
- 5000K Ánh sáng ban ngày, đèn flash điện tử.
- 5500K Trời trong, mặt trời trên đỉnh đầu.
- 6000K Ánh nắng trong điều kiện không mây.
- 7000K Ánh nắng trong tình trạng trời mây.
- 8000K Trời nhiều mây.
- 9000K Bóng mát vào ngày trời trong.
- 10,000K Trời nhiều mây đen, chuyển mưa.
- 11,000K Trời xanh không có mặt trời.
- 20,000K Xế chiều, mặt trời khuất sau núi trong ngày đẹp trời.
Hơn 2 thế kỷ qua, bóng đèn điện đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ bóng đèn điện thô sơ tới bóng đèn sợi vonfram, cao hơn là đèn huỳnh quang với khả năng chiếu sáng đạt tới 70%. Gần đây nhất là giai đoạn thập niên 10s của thế kỷ 21, đèn LED , đèn tuýp led bền chất lượng ra đời và được phát triển với nhiều ưu điểm nổi bật: khả năng chiếu sáng cao, không tỏa nhiệt nóng, có thể đạt tới hiệu suất chiếu sáng lên tới 95%, tiết kiệm điện năng, tuổi thọ cao.
Một thắc mắc được đặt ra xung quanh bóng đèn điện là “Nhiệt độ màu của ánh sáng đèn” như thế nào là đạt tiêu chuẩn, vừa có độ sáng lớn lại không ảnh hưởng tới vấn đề thị lực cũng như sức khỏe con người.
Thang đo nhiệt độ màu Kelvin:
Ánh sáng được đo bằng thang đo Kelvin. Một Kelvin (K) là một đơn vị đo lường nhiệt độ dựa trên quy mô tuyệt đối. Tức là nó bắt đầu từ không và đi lên từ đó.
Độ K thấp hơn thì sắc đỏ trong ánh sáng nhiều hơn. Cách dễ nhất là ghi nhớ điều này là bằng ánh sáng nến. Từ 1000-1900K là ánh sáng của lửa diêm hoặc lửa nến. Lửa = đỏ
Càng đi lên độ K cao hơn, chúng ta sẽ tiến tới ánh sáng vàng, ánh sáng trắng, và ánh sáng xanh dương. Đèn sợi đốt và đèn Halogen có ánh sáng vào khoảng 2500K – 3000K. Ánh sáng mặt trời trực tiếp tương đương 4800K. Ánh sáng ban ngày thông thường vào khoảng 5600K. Một bầu trời nhiều mây hoặc xám lạnh ở vào khoảng 6000K – 7500K. Một bầu trời sáng xanh không có mây ở vào khoảng 10000k
Bạn có thể thấy tiến trình này trong biểu đồ nhiệt độ màu ở trên và những loại đèn bên dưới.
Một số thông tin trên đây giải thích về nhiệt độ màu có thể phần nào giúp các bạn nắm rõ hơn về khái niệm này. Cám ơn bạn đã xem bài viết của chúng tôi, có thể sẽ còn nhiều thiếu sót trong bài viết, mong các bạn thông cảm. Chúng tôi sẽ có gắng hoàn thiện để cung cấp cho các bạn thông tin giá trị và hữu ích nhất.