Đổi Mới Công Nghệ Cho Hệ Thống Chiếu Sáng Trong Nhà Máy Thủy Sản
Gần giữa thế kỷ 20, từ ngày thành lập 1/4/1960. Ngành thủy sản đã trải qua nhiều chặng đường với những chủ trương thích hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Những năm cuối 1970 thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giành độc lập thống nhất tổ quốc rồi vượt qua thời kỳ suy thoái nghiêm trọng, tưởng chừng như đứng trước bờ vực phá sản, Ngành đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành kinh tế tiên phong thử nghiệm cơ chế thị trường, góp phần khẳng định cho đường lối đổi mới đúng đắn đối với nền kinh tế nước nhà.
Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế Quốc tế, nâng cao hình ảnh, nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp. Qua 20 năm thực hiện đường lối ấy, cùng với nền kinh tế nước nhà, ngành thủy sản đã không ngừng vươn lên và đổi mới, đối mặt với nền kinh tế thị trường và đã đầu tự khẳng định mình như một ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu, đóng góp một lượng lớn ngoại tệ cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
Đặc biệt là bà con nông ngư dân và các doanh nghiệp biết phát huy được sức mạnh. Biến tiềm năng thiên nhiên thành của cải vật chất, phát huy lợi thế về xuất khẩu, đưa nước ta từ chỗ chưa có tên trong danh sách đến vị trí 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, với những sản phẩm đứng ở vị trí số một thì trường như tôm sú, cá tra…
Nhưng trong những thành công lớn đó phải được góp bởi nhiều thành công nhỏ của từng bộ phận trong lĩnh vực sản xuất. Đâu đó vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vấn đề đang được quan tâm nhất ở đây là về vấn đề cải tiến công nghệ ( cải tiến dây chuyền sản xuất, trang thiết bị và hệ thống chiếu sáng..).
Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau phân tích tập trung vào vấn đề về các giải pháp nhằm cải tiến, đổi mới công nghệ cho “hệ thống chiếu sáng” trong ngành chế biến thủy sản. Vì đó cũng là điều hay trăn trở của các doanh nghiệp.
<Lợi ích của việc cải tạo và đổi mới công nghệ chiếu sáng cho ngành thủy sản.>
*Nhóm giải pháp cải tạo
Đối với hệ thống chiếu sáng, giải pháp tăng cường tận dụng chiếu sáng tự nhiên được xem là giải pháp cơ bản và tối thiểu được chi phí năng lượng. Ngoài ra còn một số giải pháp thường được sử dụng để cải tạo hệ thống chiếu sáng là: Thiết kế chiếu sáng tối ưu từng khu vực, đảm bảo thuận tiện cho việc bảo trì bảo dưỡng, sử dụng ballast điện tử ( tăng phô/chấn lưu) thay cho ballast cơ sẽ giúp tiết kiệm điện hơn và giúp tăng tuổi thọ bóng đèn,..
Trong thiết kế chiếu sáng tối ưu, các chuyên gia kỹ thuật sẽ xem xét các yếu tố như độ sáng theo tiêu chuẩn, chiều cao lắp đèn hợp lý, vỏ bảo vệ hiệu quả, chế độ điều khiển đèn linh hoạt. Nhóm giải pháp này giúp tiết kiệm từ 10-20% điện năng tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng.
*Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ
Đối với nhóm giải pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng loại đèn công nghệ mới, có hiệu suất chiếu sáng cao và độ suy giảm quang thông thấp như đèn Led, thay thế cho các bóng đèn có hiệu suất chiếu sáng thấp như đèn Huỳnh Quang T10, Dây tóc, Thủy ngân cao áp…Giải pháp đèn Led sẽ giúp tiết kiệm hơn 60% điện năng tiêu thụ, tuổi thọ cao hơn gấp 6 lần so với đèn Huỳnh Quang T5, T10, Dây tóc, Thủy ngân cao áp.. Đèn Led đã mở ra sự đột phá trong nền công nghiệp chiếu sáng với chất lượng được cải thiện cao hơn, tuổi thọ hoạt động của bóng được kéo dài, hiệu suất ánh sáng cao, khả năng tiết kiệm điện năng hơn 60% so với các bóng đèn truyền thống.
Đèn Led không chứa các chất hoá học độc hại như thuỷ ngân nên không ảnh hưởng đến thực phẩm không gây ô nhiễm môi trường rất phù hợp cho ngành thủy sản.
Trong vài năm trở lại đây, các ngành công nghiệp không ngừng phát triển và mở rộng, nắm bắt được cơ hội đó AMBEE đã tập trung vào mảng đèn Led cho công nghiệp vì các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dần từ đèn truyền thống sang dùng đèn Led để tiết kiệm điện năng.
Mỗi ngành công nghiệp sẽ có đăc thù riêng, môi trường làm việc luôn khắc nghiệt, riêng ngành thủy sản không phải loại đèn Led nào cùng phù hợp và chịu được trong môi trường có độ ẩm cao như vậy. Biết được điều đó, qua nhiều thử nghiệm và đánh giá của nhiều đơn vị, hiện tại AMBEE đã ra dòng sản phẩm tối ưu và hiệu quả nhất cho môi trường làm việc của ngành thủy sản đó là đèn Led chống thấm IP65 (AMBEE-T8LED218-SF) đạt tiêu chuẩn IP65 (IP65 có ý nghĩa là: khả năng chống bụi thâm nhập là tuyệt đối và có khả năng bảo vệ, chịu được mức áp lực nước thấp từ tất cả mọi hướng).
- Bài viết sau AMBE sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về cấp độ IP là gì? Xem tại đây
- Hãy truy cập và theo dõi website thường xuyên để đón đọc thêm nhiều bài viết mới bạn nhé!
Hình ảnh chèn vào bài viết
Một số KH thủy sản đã và đang đồng hành cùng AMBEE đến thời điểm hiện tại như Thủy Sản IDI, Thủy sản Hùng Cá, Thủy Sản Kiên Cường…Từ khi dùng sản phẩm đèn Led chống thấm IP65 AMBEE nhà máy không phải lo lắng về vấn đề đèn bị hư hỏng thường xuyên nữa ,tiết kiệm được rất nhiều chi phí vô hình: chi phí nhân công sửa chữa, chi phí về an toàn lao động, chi phí vệ sinh an toàn thực phẩm,…..
- Bài biết tiếp theo AMBEE sẽ chia sẻ rõ hơn về hiện trạng chiếu sáng mà các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải và đưa ra giải pháp. Xem tại đây
- Hãy truy cập và theo dõi website thường xuyên để đón đọc thêm nhiều bài viết mới bạn nhé!
Qúy khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909 780 108 để được các chuyên viên tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất về thông tin sản phẩm, giá cả, chính sách bảo hành cũng như chính sách vận chuyển nhằm hỗ trợ các bạn tốt nhất, thuận tiện nhất trong quá trình mua hàng!